Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Danh sách CBCC cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
GIỚI THIỆU VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH QUẢNG TRỊ
Các tổ chức thành viên
Sức mạnh đoàn kết - Sức mạnh của sự trường tồn
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
Tin Tức
Hoạt động Mặt trận
Đưa Nghị quyết ĐH Đảng các cấp vào cuộc sống
Tiến tới Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029
Phong trào - Cuộc Vận động
Tuyên truyền, tập hợp quần chúng nhân dân
Giám sát - Phản biện
Tấm lòng vàng
Dân tộc - Tôn giáo
Phòng chống thiên tai, dịch bệnh
Hoạt động Mặt trận địa phương
Bản tin Công tác Mặt trận
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026
Văn bản
Văn bản hướng dẫn TW
Văn bản Tỉnh uỷ
Văn bản UBND tỉnh
Văn bản UB MTTQ VN tỉnh
Lịch công tác
Lấy ý kiến người dân
Hồ sơ công việc
Liên hệ
Liên hệ
Thứ ba, 21/01/2025, 20:13
Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị
Thành viên
RSS
Sơ đồ cổng
Liên kết
Trang nhất
Giám sát - Phản biện
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN CỦA MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP
admin
2024-02-12T23:54:29+07:00
2024-02-12T23:54:29+07:00
https://ubmttqvn.quangtri.gov.vn/index.php/dan-chu-phap-luat/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-phan-bien-cua-mttq-viet-nam-cac-cap-6444.html
https://ubmttqvn.quangtri.gov.vn/uploads/news/2024_02/baicam.jpeg
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị
https://ubmttqvn.quangtri.gov.vn/uploads/banner_3.png
Thứ hai - 12/02/2024 23:53
2.755
0
Với vị trí Hiến định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 9 Hiến pháp năm 2013),
MTTQ Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc vận động các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng cơ chế, chính sách, bảo đảm các điều kiện tiếp tục thực hiện và nâng cao vai trò của MTTQ. Phản biện xã hội là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của MTTQ Việt Nam trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vai trò của phản biện xã hội là nhằm xem xét, đánh giá, bàn bạc trao đổi nhiều khía cạnh, có tác dụng làm cho vấn đề đưa ra phản biện hoàn thiện hơn; thông qua việc phản biện chỉ ra những thiếu sót, hạn chế, đồng thời đề ra phương hướng khắc phục vấn đề. Từ đó, kiến nghị bổ sung, sửa đổi những nội dung thiết thực, góp phần đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội và nâng cao tính hiệu quả; khẳng định quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh NP
Qua các kỳ Đại hội XI, XII, XIII đã khẳng định, ghi nhận tầm quan trọng của hoạt động phản biện xã hội do MTTQ Việt Nam đảm nhiệm và lần đầu tiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, đối với các dự thảo văn bản mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội thì trong hồ sơ trình thẩm định bắt buộc phải có văn bản phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Đó là những căn cứ quan trọng, vừa tạo lập cơ sở chính trị, pháp lý, vừa khẳng định vai trò Hiến định và Luật định của MTTQ Việt Nam đối với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, công tác phản biện xã hội trong nhiều năm qua đã trở thành hoạt động thường xuyên, trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh. Hoạt động phản biện xã hội đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
Năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức 66 cuộc phản biện xã hội đối với dự thảo Luật, quy hoạch tỉnh, quy hoạch quản lý kiến trúc và các Đề án về văn hóa, xã hội, kinh tế của tỉnh liên quan đến các đoàn viên, hội viên như: Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi); Dự thảo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội các cấp đã tham gia phản biện có hiệu quả vào 11 dự thảo Luật, 06 văn bản dưới Luật và 1.027 dự thảo văn bản, các chương trình, đề án và các văn bản khác của cấp ủy, chính quyền cùng cấp, thẩm định các chủ trương đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương.
Hoạt động phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội được tiến hành đa dạng và phong phú về lĩnh vực, nội dung và chất lượng; huy động được sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, các bậc nhân sĩ trí thức trên các lĩnh vực vào hoạt động phản biện xã hội của MTTQ; được dư luận đánh giá cao; các nội dung phản biện đều được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực.
Qua nhiều năm, hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam đã trở thành một trong những kênh quan trọng, giúp Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp có thêm thông tin trước khi xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành; làm cho mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều là sản phẩm kết tinh của “ý Đảng” và “lòng Dân”; mối quan hệ tổng thể “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” được phát huy cao độ, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động phản biện xã hội của MTTQ hiện nay vẫn bộc lộ một số hạn chế như: 03 hình thức phản biện được vận dụng chưa phù hợp với từng nội dung, lĩnh vực và đối tượng; trong quá trình phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đối với tổ chức Đảng, đảng viên, người đứng đầu còn lúng túng, việc triển khai còn hạn chế; chưa thực sự thu hút được sự quan tâm, tham gia của người dân. Phản biện theo hình thức đối thoại chưa thực sự hiệu quả. Đối tượng, lĩnh vực, nội dung phản biện xã hội còn quá rộng, đòi hỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh chính trị ngày càng cao nhưng số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận và các đoàn thể CT-XH chưa đồng đều, chưa tương xứng và chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; điều kiện, cơ chế phục vụ cho hoạt động phản biện xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động phản biện xã hội chủ yếu được thực hiện cấp tỉnh, cấp huyện, ở cấp xã hầu như chưa thực hiện được. Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các vị ủy viên UBMT, các HĐTV, Ban Tư vấn vẫn còn "bỏ ngõ".
Để phát huy tốt vai trò phản biện của MTTQ Việt Nam các cấp, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả phản biện xã hội, trong thời gian tới cần làm tốt những giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; chú trọng xây dựng thể chế bảo đảm phát huy tốt nhất hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định một cách trực tiếp và toàn diện vấn đề phản biện xã hội, trong đó bao gồm nhiều chủ thể, có tổ chức, có nhân dân, đặc biệt huy động lực lượng trí thức tham gia. Bên cạnh đó cần có các quy định về cơ chế tiếp thu, phản hồi ý kiến, kiến nghị phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng môi trường tôn trọng nhân dân, văn hóa lắng nghe, giải trình để phản biện xã hội trở thành hoạt động thường xuyên; thực hành dân chủ rộng rãi, trực tiếp, bảo đảm các quyền của công dân, tạo điều kiện cho công dân được tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của tỉnh, địa phương, của đất nước; Kịp thời biểu dương, khích lệ những người làm tốt công tác phản biện xã hội và có cơ chế khuyến khích, bảo vệ những người có ý kiến tốt trong phản biện xã hội.
Thứ ba, đổi mới nội dung và hình thức thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, MTTQ phản biện thông qua 3 hình thức cơ bản là: (i) tổ chức hội nghị phản biện xã hội; (ii) gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến; (iii) tổ chức đối thoại trực tiếp giữa MTTQ với cơ quan, tổ chức có văn bản được phản biện xã hội. Ngoài những hình thức kể trên cần tăng cường thêm những hình thức khác như: tổ chức hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, các thành viên của tổ chức về các vấn đề trong xây dựng dự thảo; Các tổ chức xã hội chủ động tìm hiểu, phát hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội gửi văn bản kiến nghị thông qua các cơ quan, tổ chức; tổ chức các buổi tiếp xúc đối thoại với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền...
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn đến cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội, coi việc phản biện xã hội là công tác của toàn dân, ai cũng có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội.
Thứ năm, tăng cường điều kiện đảm bảo hoạt động phản biện xã hội của MTTQ các cấp, kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận, đảm bảo và có sự chủ động, độc lập về tài chính. Tham mưu tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, ưu tiên công tác phản biện xã hội. Phát huy vai trò của các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận, thành viên Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, các cá nhân tiêu biểu, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo đối với công tác phản biện xã hội.
Phản biện xã hội có vai trò hết sức quan trọng giúp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Vì vậy, cần có kế hoạch dài hạn và từng giai đoạn, nên lựa chọn những vấn đề phù hợp, thiết thực với đời sống, những vấn đề bức xúc mà nhân dân đang quan tâm để thực hiện../.
BÙI THỊ NGỌC CẨM
Trưởng Ban Dân chủ - Pháp Luật
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đại đoàn kết toàn dân tộc trong chính sách pháp luật đất đai
(10/03/2024)
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống
(11/03/2024)
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng
(14/03/2024)
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai để phục vụ người dân, doanh nghiệp
(01/04/2024)
Giám sát kết quả phân bổ, sử dụng nguồn vốn và tiến độ triển khai các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản
(06/03/2024)
Nhất quán, đồng bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(06/03/2024)
Kiểm tra tiến độ xây dựng các khu tái định cư dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ
(16/02/2024)
Giám sát thực thiện chính sách, pháp luật về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
(23/02/2024)
Đổi mới hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
(28/02/2024)
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH QUẢNG TRỊ NỖ LỰC, ĐỒNG HÀNH CÙNG VỚI TỈNH ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐƯỜNG TRÁNH PHÍA ĐÔNG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
(13/02/2024)
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng: Tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực hướng đến người dân cùng tham gia
(11/01/2024)
Đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi sâu vào cuộc sống
(11/01/2024)
Chỉ đạo sát sao và khẩn trương đối với những vấn đề đang vướng mắc của dự án đường bộ cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ
(10/01/2024)
Gần 400 tỷ đồng xây dựng đường tránh phía đông TP. Đông Hà
(06/01/2024)
Tăng cường giám sát chuyên đề đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân
(02/01/2024)
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
(31/12/2023)
Hải Lăng chú trọng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
(28/12/2023)
Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(27/12/2023)
Xây dựng đề án thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tại Quảng Trị
(25/12/2023)
Đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng phản biện xã hội
(25/12/2023)
Album hình ảnh
Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam huyện đảo Cồn Cỏ, lần thứ IV,...
Đại hội MTTQ Việt Nam thị xã Quảng Trị lần thứ VII, nhiệm kỳ...
Danh mục
Thống kê truy cập
Đang truy cập
2
Hôm nay
8,193
Tháng hiện tại
92,195
Tổng lượt truy cập
14,375,697
Liên kết website
- Select website -
Tỉnh ủy Quảng Trị
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị
HĐND tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
UBMTTQVN thành phố Đông Hà
UBMTTQVN thị xã Quảng Trị
UBMTTQVN huyện Cam Lộ
Đại đoàn kết
Sau
Trước
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây